Skip to main content

Giỏ hàng

Tinh dầu đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước và được xem là một món quà quý giá từ thiên nhiên. Mùi hương kỳ diệu và những công dụng đặc biệt với làn da và sức khỏe là lý do khiến tinh dầu có giá cả rất đắt đỏ. Mặt khác, quá trình điều chế nó cũng hết sức khó khăn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những kiến thức cơ bản về loại dầu quý giá này!

tinh dầu

Mùi hương và các tính chất đặc biệt giúp tinh dầu trở nên quý giá và đắt đỏ

1. Các loại tinh dầu

Các loại tinh dầu dù được chiết xuất từ nhóm thực vật nào thì cũng được chia thành 3 loại cơ bản: tinh dầu nguyên chất, tinh dầu không nguyên chất và tinh dầu tổng hợp. Độ tinh khiết sẽ giảm dần theo thứ tự các loại tinh dầu kể trên.

1.1 Tinh dầu nguyên chất

Được chiết xuất 100% từ các thành phần tự nhiên, tinh dầu nguyên chất không chứa bất kì hóa chất nhân tạo nào khác. Tinh dầu thiên nhiên nguyên chất thường được chiết xuất từ một loài thực vật nhất định. Nhờ có độ tinh khiết tuyệt đối mà chúng rất an toàn cho sức khỏe, thậm chí có một số loại được dùng để chế biến đồ ăn, thức uống. 

tinh dầu

Một số loại tinh dầu – ví dụ tinh dầu rosehip oil có thể bôi trực tiếp lên da mặt để ngăn ngừa quá trình lão hóa

1.2 Tinh dầu không nguyên chất

Tinh dầu nguyên chất được pha thêm các thành phần hóa học khác sẽ trở thành tinh dầu không nguyên chất. Hoặc, nếu trong giai đoạn chiết xuất mà thành phẩm không đạt được độ tinh khiết nhất định cũng sẽ cho ra tinh dầu không nguyên chất. Loại tinh dầu này rất khó đánh giá chất lượng nếu chỉ dùng cách nhìn hoặc ngửi.

tinh dầu

Tinh dầu nguyên chất có lẫn thành phần hóa học nhân tạo sẽ cho ra tinh dầu không nguyên chất

1.3 Tinh dầu tổng hợp

Với mục đích tạo ra những mùi hương giống như tinh dầu thiên nhiên, con người đã đã tạo ra các loại tinh dầu tổng hợp. Nhờ đó mà có nhiều loại tinh dầu có hương thơm của những loài thực vật vốn không thể sử dụng để chiết xuất tinh dầu như dâu tây, táo, cà phê,… Đây cũng là loại tinh dầu được sử dụng phổ biến trong ngành hóa mỹ phẩm.

tinh dầu

Các loại hóa mỹ phẩm thường có chứa tinh dầu tổng hợp

2. Những cách chiết xuất tinh dầu

Có 3 phương pháp chiết xuất ra tinh dầu thường gặp là: chưng cất hơi nước, phương pháp cơ học và chiết xuất bằng dung môi. Mỗi giải pháp tạo tinh dầu sẽ có các ưu và nhược điểm riêng.

2.1 Chưng cất hơi nước

Chưng cất tinh dầu bằng hơi nước là phương pháp thực hiện bằng cách cho hơi nước đi qua các nguyên liệu trong bình chứa kín. So với nước thì tinh dầu dễ bay hơi. Do đó, tinh dầu và hơi nước sẽ cùng đi qua lỗ thông hơi vào trong buồng ngưng tụ.

Lúc này, cả tinh dầu và hơi nước đều chuyển thành dạng lỏng và do có tính chất vật lý khác nhau nên chúng sẽ phân tách riêng biệt. Hầu hết các loại tinh dầu đều nổi lên trên và được tách riêng ra. Cách này thường được dùng để chiết xuất tinh dầu từ hoa, lá, vỏ cây, rễ và tạo ra tinh dầu hoa hồng, tinh dầu lavender, tinh dầu bạc hà,…

tinh dầu

Một quy trình cơ bản của phương pháp chế biến tinh dầu bằng hơi nước

2.2 Phương pháp cơ học

Đây là phương thức chiết xuất tinh dầu không dùng nhiệt. Theo đó, các loại vỏ trai cây chứa tinh dầu sẽ được đưa vào máy nghiền ép. Trong quá trình đó, các giọt tinh dầu li ti trong vỏ quả sẽ được giải phóng ra ngoài.

Sau đó, nước sạch sẽ được đưa vào và tạo thành hỗn hợp với tinh dầu. Hỗn hợp này tiếp tục qua bộ phận lọc để tách những phần cặn. Cuối cùng và quá trình ly tâm để loại bỏ nước ra khỏi hỗn hợp, thu được tinh dầu nguyên chất. Phương pháp này thường được dùng để chiết xuất tinh dầu vỏ chanh, vỏ bưởi, vỏ cam…

tinh dầu

Các loại vỏ quả là nguyên liệu thô của phương pháp cơ học

 2.3 Chiết xuất bằng dung môi

Đây là phương pháp ứng dụng hóa học trong việc chiết xuất tinh dầu. Đầu tiên, nguyên liệu thực vật sẽ được hòa lẫn cùng chất dung môi thích hợp. Tinh dầu trong thực vật sẽ liên kết với dung môi tạo thành hỗn hợp. Sau đó, tinh dầu sẽ được tách ra khỏi đó.

Cách này thường có hàm lượng dung môi tồn dư nên độ tinh khiết của tinh dầu không cao. Dung môi có thể là chất độc hại nên tinh dầu chiết xuất ra cũng không được dùng trong việc trị liệu hoặc sử dụng trực tiếp trên cơ thể.

tinh dầu

Tinh dầu được chiết xuất bằng cách dùng dung môi có độ tinh khiết không cao

3. Ứng dụng của tinh dầu

Có nhiều ứng dụng của tinh dầu trong đời sống và chúng thường được chia thành 3 nhóm chính:

  • Hương liệu: tác dụng làm thơm phòng, khử mùi trong xe hơi, xua đuổi côn trùng,…
  • Chất tẩy rửa: có thể dùng một số loại tinh dầu để giặt quần áo, tẩy sạch vết bẩn trong nhà.
  • Chăm sóc sức khỏe: nhiều loại tinh dầu thiên nhiên có tác dụng làm giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần, hỗ trợ điều trị cảm lạnh, chăm sóc tóc, chăm sóc da,…
tinh dầu

Tinh dầu được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

4. Cách bảo quản tinh dầu

Để đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình sử dụng, chúng ta phải bảo quản tinh dầu đúng cách theo những lưu ý dưới đây:

  • Không sử dụng chai lọ bằng nhựa và hạn chế dùng lọ thủy tinh trong suốt để đựng tinh dầu. Tốt nhất là dùng lọ thủy tinh màu hổ phách hoặc coban.
  • Không đậy lọ tinh dầu bằng nắp cao su.
  • Đặt lọ tinh dầu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng trực tiếp.
  • Cất trữ lọ tinh dầu vào túi vải hoặc hộp gỗ.
tinh dầu

Bảo quản tinh dầu đúng cách để tránh tình trạng biến chất hoặc đổ ngã

Với những công dụng tích cực, tinh dầu ngày càng phổ biến trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người không biết nên tinh dầu mua ở đâu tốt? Bạn có thể tìm đến các cơ sở chuyên bán tinh dầu lớn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể, nhiệt tình nhất.